Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Đối tượng dễ mắc sỏi đường tiết niệu?

Sỏi đường niệu là hiện tượng kết sỏi ở đường tiết niệu bao gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo.

Sỏi đường tiết niệu gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo ( ảnh minh họa)

Ai dễ mắc?

Bệnh sỏi đường tiết niệu hay xảy ra ở thận nhất, kế đó là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang ít gặp hơn còn sỏi kẹt niệu đạo chỉ xảy ra ở đàn ông. Vì niệu đạo của đàn ông dài, sỏi khó thoát ra ngoài theo dòng nước tiểu.

Sỏi thường xảy ra ở nam giới. Tuổi mắc sỏi niệu ở đàn ông trung bình từ 20 - 40 tuổi còn phụ nữ lại từ 25 - 40 tuổi. Tuy nhiên từ 55 tuổi trở lên, phụ nữ lại có nhiều người bị sỏi niệu. Nguyên nhân là do có sự thay đổi về nội tiết tố nữ và tình trạng loãng xương gia tăng ở lứa tuổi mãn kinh. Ở trẻ em, bệnh nhân mắc sỏi niệu thường dưới 10 tuổi, lứa tuổi từ 10 - 18 tuổi lại ít bị sỏi niệu hơn.

Theo các nhà chuyên môn, bệnh thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển và các vùng núi đá vôi, nguồn nước chứa quá nhiều canxi cũng dễ bị bệnh hơn các vùng khác.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi

Sỏi niệu có liên quan khá mật thiết đến tình trạng khí hậu và thời tiết nơi sinh sống: khi khí hậu trở nên nóng bức, mồ hôi ra nhiều và nước tiểu bị cô đặc làm cho các tinh thể muối trong nước tiểu bị bão hòa và dễ bị kết tủa tạo sỏi trong thận hoặc bàng quang.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi niệu có liên quan mật thiết đến nghề nghiệp: những người làm việc ở môi trường nắng nóng như thợ luyện kim, công nhân xây dựng, thủy thủ, những người làm việc trí óc căng thẳng như bác sĩ, nhân viên văn phòng... dễ bị mắc bệnh hơn những người làm nghề lao động phổ thông.

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh bệnh, những người uống nhiều loại nước có chất canxi rất dễ bị bệnh, việc uống sữa quá nhiều cùng với các chất pha thêm vào sữa như melamin cũng tăng nguy cơ gây bệnh vì tăng hàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể. Uống ít nước, ăn quá mặn, ăn nhiều các thức ăn giàu canxi có mặt tốt nhưng cũng tăng nguy cơ bị bệnh lên cao.

Sỏi niệu có liên quan khá mật thiết đến tình trạng khí hậu và thời tiết nơi sinh sống ( ảnh minh họa)

Có thể phòng ngừa được

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành sỏi. Nên ăn đủ canxi, hạn chế muối, thịt, uống đủ nước (nhiều hơn 2 lít/ngày). Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm nguy cơ tái phát sỏi.

Vì vậy, để phòng tránh sỏi thận phải uống thật nhiều nước. Nước được cung cấp đủ sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt hơn. Hơn thế nữa nó giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật. Nhu cầu uống nước của mỗi người tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời tiết. Không nên uống các loại nước nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp. Với một số trường hợp đặc biệt cần thận trọng khi uống nước như người bị suy tim, suy thận… chú ý phải hỏi kĩ bác sĩ điều trị để có một chế độ nước phù hợp.

Có chế độ ăn hợp lý, ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào. Chế độ ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ khiến cơ thể dư thừa canxi, lượng canxi dư thừa sẽ tích tụ hình thành sỏi. Thói quen ăn mặn, ăn nhiều chất đạm, thịt cũng là một nguy cơ gây sỏi thận. Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất canxi và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.

Sản phẩm cốm trị sỏi thận Sirnakarang chứa tinh chất cao khô kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế "nước chảy đá mòn". Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và thải ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu).

Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác.

Sản phẩmcốm trị sỏi thận Sirnakarang được sản xuất bởi công ty CP Dược Hà Tĩnh, theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Điện thoại tư vấn: (024) 3 990 6195 - 3 668 6226

Website: soithan.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét