Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Những đột phá mới nhất dự báo tương lai của ngành pháp y

Những công nghệ này có thể giúp các nhà điều tra trong những trường hợp người mất tích, những vụ án “nguội”, những vụ tấn công tình dục, và những vụ giết người.

Mặc dù những mối nguy hiểm tiềm ẩn liên quan đến sự riêng tư cá nhân đã gây tranh cãi về việc sử dụng các công nghệ này, song có vẻ rõ ràng là những phát kiến dưới đây trong tương lai của khoa học pháp y cũng hứa hẹn mang đến những lợi ích to lớn cho các cơ quan chức năng, nạn nhân, gia đình nạn nhân và toàn xã hội.

1. Thuật toán nhận dạng khuôn mặt

Điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác được trang bị phần mềm nhận diện khuôn mặt đã có thể xác định được cá nhân trong điều kiện lý tưởng, chẳng hạn như có ảnh chụp chất lượng tốt của người đó trong cơ sở dữ liệu để so sánh trong thời gian thực, nhưng những điều kiện như vậy thường không tồn tại. Ngoài ra, khuôn mặt của chúng a thay đổi theo thời gian, và đeo một cặp kính râm hoặc râu có thể ngăn cản công nghệ này so sánh giữa các bức ảnh. Về mặt lý thuyết, những video cung cấp một loạt hình ảnh sẽ mang lại cơ hội tốt hơn cho ngành pháp y để xác định nghi phạm, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra, như vụ đánh bom cuộc thi Marathon ở Boston đã chứng minh: Trong bài kiểm tra ba Hệ thống nhận dạng, chỉ có một xác định được Dzhokhar Tsarnaev, và không hệ thống nào trong số đó nhận ra Tamerlan Tsarnaev, kẻ đeo kính râm.

Animetrics có lẽ đã có câu trả lời cho những vấn đề này. Công ty đã phát triển phần mềm chuyển hình ảnh 2 chiều thành "mô hình 3D mô phỏng khuôn mặt của một người" trong khoảng một giây, và người sử dụng phần mềm có thể thay đổi thái độ hoặc tư thế của nghi can. Hình ảnh tạo ra sẽ được phân tích bằng các thuật toán nhận dạng khuôn mặt. Trên một máy tính xách tay hiện đại, hình ảnh có thể được đối chiếu với hàng triệu khuôn mặt. Đối với điện thoại thông minh, các thuật toán phải thu nhỏ lại, làm cho chúng kém hiệu quả hơn. Các chuyên gia tin rằng những hạn chế của điện thoại thông minh có thể được bù lại trong tương lai bằng cách sử dụng đám mây để tính các thuật toán. Lúc đó, công nghệ này sẽ nằm trong lòng bàn tay của cảnh sát, cho phép nhận dạng ngay tức khắc những kẻ tình nghi.

2. Phân tích vân tay

Mặc dù các máy tính xúc tiến cơ sở dữ liệu để tìm kiếm các dấu vân tay trong hồ sơ có thể đối chiếu với dấu vết thu được tại hiện trường vụ án, song một chuyên gia phân tích sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng về việc lấu dấu vết đó có đủ chất lượng để nhận định về sự phù hợp hay không. Nếu dấu vân tay đối chiếu không có trong cơ sở dữ liệu thì không thể tiến hành so sánh, cho dù chất lượng dấu vân tay từ hiện trường vụ án có tốt đến đâu. Tuy nhiên, ngay cả khi không đối chiếu được, hoặc chuyên gia có nhận định khác nhau về sự phù hợp, dấu vân tay vẫn có thể có giá trị bằng chứng.

Annemieke van Dam thuộc Trung tâm Y tế Học thuật, Đại học Amsterdam chỉ ra rằng các dấu vân tay bao gồm một phần là "các protein và chất béo được tiết ra từ da của chúng ta", "có thể tiết lộ một loạt thông tin về người đã để lại chúng ", bao gồm chế độ ăn. Trong tương lai, van Dam dự đoán, dấu vân tay thậm chí có thể xác định liệu chủ nhân của chúng là người ăn thịt hay ăn chay.

Các nhà nghiên cứu khác cũng đã phát hiện ra rằng dấu vân tay có thể cho biết liệu người để lại chúng có sử dụng bao cao su hay không và, nếu có, là thương hiệu gì. Van Dam tự tin rằng, trong tương lai, các kết quả phân tích dấu vân tay như vậy sẽ trở nên phổ biến. Đó chưa phải là tất cả. Trong tương lai, ADN của dấu vân tay có thể được sử dụng để xây dựng "hồ sơ di truyền" của nghi can, cho phép các điều tra viên có ý tưởng rõ ràng về vẻ bề ngoài của đối tượng.

3. Dự đoán màu mắt và tóc

Một quy trình pháp y được gọi là xác định kiểu hình cho phép các nhà điều tra dự đoán màu tóc và màu mắt của nghi can, nghĩa là cảnh sát không phải phụ thuộc vào việc liệu hồ sơ ADN của người đó có được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu hay không. Sử dụng 24 biến thể ADN dự đoán màu mắt và màu tóc và 6 dấu ấn di truyền, hệ thống HIrisPlex có thể dự đoán màu tóc vàng ở 69,5% số trường hợp, tóc nâu 78,5%, tóc đỏ 80% và tóc đen 87,5%.

Hệ thống này cũng có thể phân biệt giữa người u có mắt nâu, tóc đen với người không phải gốc u trong 86% số trường hợp. Các thử nghiệm chỉ ra rằng gốc gác theo vùng địa lý không ảnh hưởng đến kết quả. Mặc dù công cụ này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, nhưng nó có thể sẽ trở thành một công cụ quan trọng cho công tác điều tra pháp y trong tương lai gần.

4. Nhận dạng hệ vi sinh vật

Rất nhiều vi sinh vật sống trong và trên da và tóc của chúng ta. Trong tương lai, những cộng đồng vi sinh vật này, được gọi là hệ vi sinh vật, có thể giúp cảnh sát bắt bọn tội phạm. Mặc dù số lượng các vi sinh vật nhiều hơn số tế bào của chính chúng ta đến 20 lần, song không có hai người nào có hệ vi sinh giống hệt nhau, và chúng luôn ổn định theo thời gian, ngoại trừ sau khi quan hệ tình dục.

Mặc dù lông mu phát hiện được sau những vụ nghi ngờ tấn công tình dục có thể không chứa cả phần chân để làm xét nghiệm ADN, song vi khuẩn ở lông có thể giúp kết án thủ phạm. ADN vi sinh vật ở đây là khác nhau giữa nam và nữ, vì các cộng đồng vi sinh vật khác nhau cư trú trong và trên lông mu của nam giới và phụ nữ, và vì chúng là duy nhất cho mỗi cá nhân, nên có thể xác định liệu một nghi phạm cụ thể có phải là thủ phạm của vụ việc hay không. Sau khi quan hệ tình dục, các hệ vi sinh vật ở cả nam giới và phụ nữ dường như chuyển từ bên này sang bên kia, khiến cho cộng đồng vi sinh vật bình thường ổn định trở nên giống nhau hơn, cho thấy hành vi tình dục xảy ra giữa một người đàn ông và một phụ nữ cụ thể.

Mặc dù công nghệ tiên tiến này chưa sẵn sàng để sử dụng tại phòng xử án, vì trước tiên nó được chứng minh là "có tỷ lệ dương tính giả và âm tính giả thấp ", song các nhà khoa học đã dự đoán nó sẽ sớm được sử dụng thường qui để buộc tội những kẻ phạm tội xâm phạm tình dục, cung cấp cho các điều tra viên và công tố viên một công cụ mới có hiệu quả chống lại xâm hại tình dục.

5. Morphometrics

Trong tương lai, morphometrics (đo hình dạng cơ thể) có thể được sử dụng để xác định xương sọ hài cốt của trẻ em mất tích, một thách thức rất lớn đối với các chuyên gia pháp y hiện nay. Bước đột phát này bắt nguồn từ hiểu biết của các nhà khoa học gần đây rằng "khuôn mặt của trẻ sẽ đạt đến hình dạng mà chúng sẽ có trong tuổi trưởng thành sớm hơn nhiều so với trước đây chúng ta vẫn tưởng ", PGS, TS Ann Ross, Bộ môn nhân học trường Đại học Bắc Carolina, cho biết.

Hình dạng sọ cho phép các nhà nhân học phân biệt các nhóm dân cư theo vùng địa lý khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học này sẽ có thể áp dụng qui trình này cho những người trẻ hơn. Trong một vụ việc, TS. Ross đã có thể xác định được gốc Trung Mỹ của hài cốt một cậu bé 10 tuổi, giúp tái tạo khuôn mặt của em. Trước bước đột phá này, người ta cho rằng chỉ có thể thể nhận dạng được hài cốt của những người từ 18 tuổi trở lên.

6. Khám nghiệm tử thi “ảo”

Vì những lý do tôn giáo, cá nhân hoặc các lý do khác, vợ/chồng hoặc gia đình đôi khi không muốn khám nghiệm pháp y xác người thân, ngay cả khi thủ tục này có thể cung cấp thông tin quí giá để vạch mặt kẻ giết người. Mặc dù trong những trường hợp như vậy, các cơ quan chức năng thường bác bỏ yêu cầu không khám nghiệm tử thi của gia đình, song điều này thường làm tăng sự đau đớn của gia đình nạn nhân.

Trong tương lai, có thể sẽ không còn cần phải tiến hành khám nghiệm tử thi “thật sự” nữa, khi mà khám nghiệm tử thi “ảo” đã trở nên khả thi. Khám nghiệm tử thi “ảo” không xâm lấn, không gây tổn hại cho cơ thể cũng như các bằng chứng pháp y. Thay vào đó, những mô hình 3D được sử dụng, và việc thu thập dữ liệu bằng máy tính cho phép ngay lập tức đưa ra nhận định ​​thứ hai nếu cần thiết. Phương pháo này hiện chưa được sử dụng rộng rãi vì nó khá tốn kém, nhưng chi phí dự kiến ​​sẽ giảm do việc khám nghiệm tử thi “ảo” sẽ được tiến hành thường xuyên hơn trong tương lai. Khám nghiệm tử thi “ảo” còn có thêm lợi ích là sẵn sàng một khi đã được thực hiện.

Trong những vụ việc có vết cắn, hình ảnh 3-D từ khám nghiệm tử thi “ảo” có thể được so sánh với hồ sơ nha khoa của nghi phạm, nếu có, và có thể giúp các công tố viên hiểu rõ hơn về thương tích của nạn nhân. TS J. Thali, chủ tịch của Viện Pháp y tại Đại học Zurich, cho biết khám nghiệm “ảo” sẽ là "tiêu chuẩn vàng trong việc kiểm tra các bằng chứng pháp y trong tương lai".

BS. Cẩm Tú

0 nhận xét:

Đăng nhận xét